Vé máy bay đi Hà Nội

Vé máy bay đi Hà Nội sẽ đưa bạn đến một thành phố tuyệt đẹp, Hà Nội là một trong những thành phố lớn nhất Việt Nam, Hà nội cũng là một trong những thành phố phat triển, và giao thông đi lại cũng rất nhộn nhịp không chỉ đường bộ mà còn đường hàng không nữa.

Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến Thủ đô ngàn năm Văn hiến có truyền thống Văn hóa đa dạng, lầu đời và giàu bản sắc dân tộc. Thiên nhiên đẹp,vẽ đẹp của thiên nhiên đã vẽ nên những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời trên khắp thế giới và bước ra từ trang sách thơ ca của Viêt Nam, nói tới vẽ đẹp của thiên nhiên không thể không nói đến con người Hà Nội đáng yêu, mến khách. Hà Nội là nơi có sức hút mãnh liệt, không những với  lượng khách nội địa trong nước mà còn  lượng khách Quốc tế đến tham quan và du lịch ở Hà Nội. 

Những điểm không thể bỏ qua tại Hà Nội

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gọi là Lăng Bác, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi an nghỉ vĩnh hằng của vị lãnh tụ vĩ đại  dân tộc Việt Nam. Lăng được chính thức khởi công ngày 2/9/73, tại vị trí của lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ đã từng chủ tọa các cuộc mít tinh lớn.

Lăng được khánh thành vào ngày 29/8/1975. Lăng cao 21,6 met gồm ba lớp. lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông ốp đá hoa cương, nhìn từ bên ngoài, mặt nào cũng thấy năm khoảng đều nhau, gợi nhớ ngôi nhà năm gian truyền thống Việt Nam. Lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp bằng đá hồng ngọc mầu mận chín.

Viếng thăm Lang Chủ tịch Hồ Chí Minh
Viếng thăm Lang Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

Trước mặt lăng có cột cờ cao 30m. Hàng tre ngà hai bên biểu tượng hình ảnh làng quê Việt Nam. Hai bên trái và phải ở mặt trước lăng được trồng 18 cây vạn tuế, hai bên cửa lăng là hai cây đại, tượng trưng cho sự trong sáng, thanh cao của Bác Hồ

Trong lăng là phòng thi hài, nơi Bác an nghỉ. Phía đầu Bác nằm, trên nền tường ốp đá trắng gắn nổi hình cờ Đảng và cờ Tổ quốc. Hòm kính có thi hài Bác bên trong đặt trên đài hoa đước ghép bằng đá đen huyền lấp lánh. Qua lớp kính trong suốt Hồ Chí Minh nằm trong bộ quần áo kaki bạc màu dưới chân Bác là đôi dép cao su giản dị.Cách bố trí lối đi từ ba phía cho phép mọi người chiêm ngưỡng Bác được lâu hơn Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh là nơi an nghỉ vĩnh hằng của Bác là biểu tượng lòng tôn kính và biết ơn vô hạn của dân tộc Việt Nam đối với vị lãnh tụ.

Thời gian mở cửa vào các buổi sáng thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 7, và chủ nhật. Hàng năm Lăng Chủ tịch HCM đóng cửa để tu bổ định kỳ vào ngày 2 tháng 10 và tháng 11.

Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội:

Hồ Hoàn Kiếm còn được goi là Hồ Gươm đây là hồ nước ngọt tự nhiên, mặt nước hồ là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh. Hồ Hoàn Kiếm đẹp giữa lòng thành phố.

Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy, về sau hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.

Cụ Rùa là một trong bốn vật linh trong tâm thức văn hoá dân gian. Giống rùa quý này vẫn còn sinh sống trong lòng hồ, hằng năm có đôi lần nhô lên mặt nước. Thật hạnh phúc cho du khách nào nhìn thấy cụ rùa nổi trên mặt hồ. Trong hồ có hai đảo nổi. Đảo lớn là đảo Ngọc ở phía bắc hồ, gần bờ đông, có cầu Thê Húc sắc đỏ uốn cong nối ra đảo. Đảo nhỏ là Đảo Rùa phía trên có ngọn tháp cổ ở phía nam hồ, giữa bốn bề lung linh bóng nước. Hồ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ, điểm hẹn của du khách bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Chùa Một Cột:

Là một kiến trúc gồm ngôi chùa và tòa đài xây dựng giữa hồ. Cả cụm có tên là đài Liên Hoa. Đài này lâu nay quen gọi là chùa Một Cột, hình vuông, mỗi bề 3m, mái cong, dựng trên cột đá hình trụ. Cột có đường kính 1,20m; cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi đài dựng bên trên khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng trên khu ao hình vuông có lan can bằng gạch bao quanh. Từ bên ngoài có lối nhỏ bằng gạch đi qua ao đến một chiếc thang xinh xắn dẫn lên Phật đài. Trên cửa Phật đài có biển đề "Liên Hoa đài" (Đài hoa sen) ghi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây chùa.

Chùa Một cột

 

Chùa Một Cột nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054)  chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, vua cũng được dắt lên đó. Khi tỉnh giấc vua đem việc ấy hỏi các quan. Có người khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa ao, làm toà sen của Phật đặt trên cột như đã thấy trong mộng. Cho các sư chạy đàn, tụng kinh cầu cho vua sống lâu, vì thế gọi là chùa Diên Hựu.

Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 Âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn.

Nhà Sàn Bác Hồ:

Ngôi nhà sàn của Bác ở rất giản dị nằm giữa thủ đô Hà Nội đây là nơi Bác đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng. Ngôi nhà không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử, mà còn là một di sản kiến trúc, di sản văn hóa của Việt Nam. Từ khi Bác qua đời tới nay, khu di tích lịch sử này thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Cuộc sống của Bác rất giản dị và mộc mạc chính vì thế trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã ở nhà sàn bằng tre nứa. Nên khi hòa bình, trở về Hà Nội, Người vẫn nhớ đồng bào với tình cảm đặc biệt sâu sắc. Bác từ chối không ở ngôi nhà của toàn quyền Đông Dương Pháp để dành làm nhà tiếp khách cho Đảng, Nhà nước mà Bác lại chọn cho mình ngôi nhà nhỏ bé của người công nhân thợ điện.

Sau chuyến thăm hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên, trên đường về, Bác trầm ngâm suy nghĩ rồi nói với các đồng chí phục vụ: Bác muốn làm một căn nhà sàn đơn sơ ở bên kia bờ ao để ở và làm việc cho thoáng mát. Theo ý của Bác, đến mùa hè năm 1958, Cục thiết kế cơ bản thuộc Tổng cục Hậu cần đã thi công ngôi nhà này. Trước khi thiết kế ngôi nhà, Bác có trao đổi với kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh. Bác nói: làm giống như ngôi nhà sàn Bác đã ở chiến khu Việt Bắc nhưng bằng gỗ.

Quảng Trường Ba Đình:

Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương và trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quảng trường này còn là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Quảng trường Ba Đình ngày nay có khuôn viên với chiều dài 320m và rộng 100m, có 240 ô cỏ, xen giữa là lối đi rộng 1,4m. Giữa quảng trường là cột cờ cao 25m. Đây là nơi diễn ra các cuộc diễu hành nhân dịp các ngày lễ lớn của Việt Nam, và cũng là một địa điểm tham quan, vui chơi, dạo mát của du khách và người dân Hà Nội.

Trước đây, nơi đây là một khu vực này nằm trong phạm vi Hoàng Thành Thăng Long. Thời Gia Long, năm 1808, Hoàng Thành bị phá dỡ để xây lại một ngôi thành mới nhỏ hơn nhiều để làm trị sở cho Bắc Thành. Khu vực Quảng trường Ba Đình ngày nay tương ứng với khu cửa Tây của ngôi thành mới, được Minh Mạng đổi tên thành thành Hà Nội vào năm 1831. Khu vực này bấy giờ có một gò đất cao được gọi là núi Khán, hay Khán Sơn.

Quảng Trường Ba Đình

 

Giữa thế kỷ XIX, do đề nghị của Bố chính Hà Nội Lê Hữu Thanh, Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Thu đã cùng một số quan lại bỏ tiền xây một ngôi nhà ngói trên núi Khán, gọi là Khán Sơn đình làm chỗ hội họp các văn nhân. Vì vậy, có thời kỳ nơi đây thường xuyên có sinh hoạt văn hóa của nhân sĩ Bắc Hà.

Sau khi kiểm soát được toàn bộ Đông Dương, năm 1894, quân Pháp cho phá dỡ toàn bộ thành, chỉ giữ lại cửa Bắc để làm chứng tích. Khu vực này được các kiến trúc sư Pháp quy hoạch để xây dựng trung tâm hành chính của Liên bang Đông Dương. Núi Khán bị san bằng. Một vườn hoa nhỏ được xây dựng tại khu vực này, tạo thành một quảng trường rộng lớn được đặt tên là Vườn hoa Pugininer (Le parc Pugininer). Vườn hoa được giới hạn bởi các con đường Avenue de la République, Avenue Brière de l'Isle, Rue Elie Groleau, và Avenue Puginier.

Một vòng xoay nhỏ được xây dựng gần đó cũng được đặt tên là Vòng xoay Pugininer (Rond-point Pugininer). Do hình dáng đặc biệt của vòng xoay mà người dân Hà Nội xưa còn gọi vườn hoa Pugininer là Quảng trường Tròn. Tại khu vực gần Quảng trường Tròn, Phủ Toàn quyền được khởi công xây dựng vào năm 1901. Năm 1914, trường sở của Lycée Paul Bert được xây dựng tại vị trí núi Khán trước kia, ngay cạnh Vườn hoa Pugininer.

Để độc chiếm quyền kiểm soát Đông Dương, ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Nhằm lôi kéo sự ủng hộ của người Việt, quân đội Nhật tuyên bố công nhận độc lập cho Việt Nam. Một chính phủ của người Việt do quân đội Nhật hậu thuẫn được thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1945, do Trần Trọng Kim làm Thủ tướng đại diện Đế quốc Việt Nam. Bác sĩ Trần Văn Lai được cử làm Đốc lý Hà Nội (Thị trưởng). Vốn là một trí thức có tinh thần dân tộc, ngay sau khi nhận chức, ông đã quyết định đổi một loạt tên đường phố từ tiếng Pháp sang tiếng Việt lấy theo tên của các vị anh hùng Việt Nam như: Phố Garnier thành phố Đinh Tiên Hoàng, phố Boulevard Carnot thành phố Phan Đình Phùng... Vườn hoa Pugininer trước Phủ Toàn quyền được ông đổi tên thành Vườn hoa Ba Đình để kỷ niệm vùng Ba Đình ở huyện Nga Sơn, Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887.

Khi Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, chính phủ Trần Trọng Kim mất đi chỗ hậu thuẫn cũng nhanh chóng sụp đổ. Việt Minh chớp thời cơ giành chính quyền và ra mắt quốc dân. Một Ban Tổ chức ngày lễ Độc lập do ông Nguyễn Hữu Đang được cử làm Trưởng ban, được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1945. Ban Tổ chức quyết định dựng một lễ đài để Chính phủ Lâm thời ra mắt quốc dân, giao cho họa sĩ Lê Văn Đệ và kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh thiết kế và thi công. Lễ đài được xây dựng với vật liệu chủ yếu là gỗ và đinh sắt, trang trí bằng vải, huy động nhân công quần chúng thi công, nhanh chóng hoàn thành chỉ trong 48 giờ, từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 năm 1945.

Chính trên lễ đài này, sáng ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lễ đài được dỡ bỏ nhanh chóng ngay chiều ngày hôm đó.

Với sự kiện này, Vườn hoa Ba Đình được người dân Hà Nội mệnh danh là Quảng trường Ba Đình hay Quảng trường Độc Lập và đoạn phố Puginier cũng được gọi tên là đường Độc Lập.

Mặc dù người Pháp vẫn dùng các tên cũ sau khi họ tái chiếm Đông Dương, nhưng người Việt Nam vẫn dùng các tên gọi của mình như một sự tự hào về những nỗ lực của họ để giành độc lập. Những tên gọi đó, chính thức được sử dụng kể từ khi họ chính thức nắm quyền kiểm soát lại Hà Nội.

Hồ Tây

Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Các khu vực liền kề xung quanh hồ Tây sẽ được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mới trong tương lai gần. Thay thế dần vị trí hiện nay đang là Hồ Hoàn Kiếm.

Hồ Tây từ xa xưa đã là thắng cảnh nổi tiếng. Từ thời Lý-Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thuý Hoa đời nhà Lý, tức điện Hàm Nguyên đời nhà Trần nay là khu chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa đời nhà Lý nay là khu chùa Kim Liên; điện Thuỵ Chương đời nhà Lê nay là khu Trường Chu Văn An.

Hồ Tây chiều thu

 

Xung quanh hồ cũng có nhiều di tích văn hoá, lịch sử như: Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ Bà huyện Thanh Quan với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo; Làng Nhật Tân với chùa Tào Sách và nghề trồng hoa đào, quất cảnh nổi tiếng; Làng Xuân La với chùa Thiên Niên (Thiên Niên cổ tự) thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô thứ phi của vua Lê Thánh Tông; Làng Kẻ Bưởi (An Thái) với nghề làm giấy (giấy dó) cổ truyền, với đền Đồng Cổ (hiện nằm trên đường Thụy Khuê) nơi bách quan hội thề đời nhà Lý; Làng Thuỵ Khuê với chùa bà Đanh, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ (thờ Liễu Hạnh Công chúa) nổi tiếng là một di tích và là một thắng cảnh.

Thành Cổ Hà Nội:

Sau hàng ngàn năm lịch sử, tòa thành đồ sộ và những lầu son gác tía trong khu hoàng cung tuy đã mất ,song một số di tích và di vật hiện tồn tại cũng đã tái hiện phần nào diện mạo của kinh thành Thăng Long xưa. Qua đó ,chúng ta có thể hiểu rõ hơn được sự tồn tại và phát triển của miền đất rồng bay qua hơn 10 thế kỉ…

Thành cổ Hà Nội là một khái niệm tương đối rộng và tùy theo cách hiểu của mỗi người nó có thể bao gồm những thành phần khác nhau. Chưa có 1 định nghĩa thống nhất cho cụm từ này. Theo cách hiểu chung,thành cổ Hà Nội bao gồm kinh thành Thăng Long qua các thời Lý,Trần,Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám:

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích lịch sử rất đa dạng và phong phú, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Khu di tích có tường gạch vồ bao quanh, phía trong được chia làm 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Với mỗi lớp không gian được giới hạn bởi các bức tường gạch có 3 cửa để thông với nhau gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên. Hiện nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của các du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.

Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông (Đại Việt sử ký toàn thư. Nhà xuất bản. Khoa học xã hội, Hà Nội, tập 1, tr.234) chép: "Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.". Như vậy Văn miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 tức là năm 8 tuổi lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông.

Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử, người học đầu tiên là hoàng tử Lý Càn Đức). (Việt sử thông giám cương mục. Nhà xuất bản. Văn sử địa. 1957) chép: "Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 tháng 4... lập nhà Quốc Tử Giám; tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó". Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.

Năm Nguyên Phong thứ 3 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ "Quý Sửu năm thứ ba(1253)... Tháng 6 lập Quốc Học viện tô tượng Khổng Tử,Chu công và Á Thánh, vẽ tượng 72 người hiền để thờ... Tháng 9 xuống chiếu cho các nho sĩ trong nước đến Quốc học viện giảng học tứ thư, ngũ kinh" (ĐVSKTT). Lấy Phạm Ứng Thần giữ chức Thượng thư kiêm chức Đề điệu Quốc Tử viện để trông nom công việc học tập tại Quốc Tử Giám.

Đến đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất và được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp, Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám

 

Không phải khoa thi nào tiến hành xong đều được khắc bia ngay, không phải bia đã dựng thì vĩnh tồn, không hư hỏng, không mất mát. Từng thời có những đợt dựng, dựng lại lớn, như năm 1653 (Thịnh Đức năm thứ nhất, năm 1717 (Vĩnh Thịnh năm thứ 13). Cuối triều Lê, thời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù không còn giữ được đủ bia, nhà công trình điêu khắc giá trị và tư liệu lịch sử quý báu.

Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Đến đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám được lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội. Về sau Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông. Như vậy vào đầu thời Nhà Nguyễn, Văn miếu Thăng Long đã được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Còn Quốc Tử Giám được đổi thành học đường của phủ Hoài Đức và sau đó tại khu vực này được xây đền Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.

Đầu năm 1947, thực dân Pháp bắn đạn đại bác làm sập đổ căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay toàn bộ khu Thái Học được xây dựng với diện tích khoảng 1530m² trên tổng diện tích 6150m² gồm các công trình kiến trúc chính là Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống được mô phỏng theo kiến trúc truyền thống trên nền đất xưa của Quốc Tử Giám.

Đôi nét về sân bay Hà Nội

Sân bay quốc tế Nội Bài (Noi Bai International Airport)  là cảng hàng không quốc tế phục vụ chính cho Thủ đô Hà Nội và vùng lân cận. Vé máy bay giá rẻ đi hà nội sẽ giúp bạn khám phá nhiều điều thú vị về con người hà Nội và những địa điểm tham quan lý thú khi đến hà nội. Du khách có thể đi bằng xe ô tô của sân bay giá tầm khoảng 35,000VNĐ/1 người xe về đến số 1 phố Quang Trung, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội, nếu đi xe Jetstar hãng này có ô tô đưa về đến số 204 Trần Quang Khải, giá cũng 30.000 – 35.000VND/người. Nếu đi xe bus bạn ra đường lớn bắt xe bus sỗ 7 về bãi chung chuyển Cầu Giấy hết khoảng 4.000VND. Tiếp đó bắt xe 32 hoặc 25 từ đây về bến xe Giáp Bát hết khoảng 4.000VND nữa. Đi xe bus có ưu điểm là giá rẻ nhưng phải chờ đợi,Nếu du khách có nhiều hành lý thì không được thuận tiện khi đi xe bus.

Tư vấn vé máy bay giá rẻ, khuyến mãi khi đi Hà Nội

Vé máy bay đi Hà Nội đối với hãng nội địa được 3 hãng hàng không khai thác cụ thể như sau: Vietnamairlines, Vietjetair, Jetstar trong đó hãng Vietjetair và Jetstar luôn là hãng hàng không giá rẻ bay thả ga với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, hãng hàng không Vietnamairlines luôn bán giá cao đối với những chặng độc quyền, còn những chặng có nhiều hãng khai thác giá vẽ cũng tương đối đặc biệt là giờ bay rất tương đối hơn so với hai hãng kia, khách hàng đánh giá cao bởi Vietnamairlines là hãng hàng không quốc gia luôn mang đến cho khách hàng chuyến bay chất lượng, dịch vụ tốt.

Các hãng hàng không hay đua nhau tung ra vé máy bay khuyến mãi giá rẻ, điều này  sẽ giúp chúng ta có cơ hội đặt vé máy bay giá rẻ đi Hà Nội giá vé free, 5,000đ,8,000đ,99,000đ...

Các đường bay từ sân bay nội địa đến Hà Nội,  vemaybaygiaresg.com đã cập nhập

Ø Điện Biên - Hà Nội

Ø Tp Hồ Chí Minh – Hà Nội

Ø Vinh – Hà Nội

Ø Nha Trang – Hà Nội

Ø Huế – Hà Nội

Ø Đà Lạt – Hà Nội

Ø Đồng Hới – Hà Nội

Ø Phú Quốc – Hà Nội

Ø Đà Nẵng – Hà Nội

Ø Quy Nhơn – Hà Nội

Ø Tam Kỳ – Hà Nội

Ø Cần Thơ – Hà Nội

Ø Pleiku – Hà Nội

Ø Ban Mê Thuột – Hà Nội

Ø Tuy Hòa – Hà Nội

 

Khách hàng đặt vé máy bay giá rẻ, khuyến mại đi Hà Nội. Chúng tôi sẽ lựa chọn cho bạn và gia đình mộ mức giá tốt nhất, tiết kiệm thời gian nhất, chi phí thấp nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết quý khách hàng có thể truy cập vào Website: vemaybaygiaresg.com hoặc liên hệ tổng đài 0916.210.550

 

VEMAYBAYGIARESG.COM

 


Hệ thống đang xử lý, quý khách vui lòng đợi trong giây lát...